Các Bước Trám Răng Sữa Cho Bé – Nha Khoa Quận 1
1.Đa phần khi trám răng thì ta phải làm sạch lỗ sâu trước rồi mới trám, tuy nhiên trong những trường hợp lỗ sâu sạch, trơn tru thì ta có thể dùng dụng cụ để nạo sơ cho chắc ăn hoặc dùng bông gòn lau qua. Sau đó thì cách ly để nước bọt không lọt vào xoang trám rồi đặt thuốc trám vào đợi cho cứng lại là xong.
2.Răng vĩnh viễn mọc theo đúng “lịch trình” của nó, nghĩa là bé phải đợi đến khi quá trình thay răng bắt đầu thì răng này mới mọc ra. Quá trình thay răng diễn ra từ 6 tuổi đến 12 tuổi, răng cửa thường mọc trong khoảng từ 6-7 tuổi. Tuy nhiên do bé nhổ răng sữa sớm quá nên điều này có thể ảnh hưởng khiến 2 răng vĩnh viễn này mọc chậm hơn bình thường.
Ngoài ra với các bé nhổ răng quá sớm thì rất dễ bị răng mọc lệch, chen chúc. Nếu muốn chỉnh nha, bạn có thể đợi đến khi bé vừa nhổ hết răng sữa đi thì có thể bắt đầu chỉnh nha được.
3.Răng bé không đau do đã tủy răng đã bị hoại tử (tủy răng bao gồm thần kinh và mạch máu). Tủy răng hoại tử lâu ngày không được điều trị nên mới sinh ra mủ. Nếu bạn không chữa trị cho bé, mủ càng ngày càng nhiều ảnh hưởng mầm răng vĩnh viễn bên dưới thì không tốt chút nào.
Hơn nữa tủy răng hoại tử là do vi khuẩn gây ra, nếu không điều trị thì nhiễm trùng ngày càng nặng và lan rộng. Nếu bạn điều trị tủy bây giờ thì may ra còn giữ được răng cho bé, nếu cứ để vậy thì vừa ảnh hưởng đến sức khỏe bé, vừa phải nhổ răng sớm thì lại xảy ra tình trạng như câu thứ 2 tôi đã trả lời.
Chính vì vậy mà sau này hễ bé có răng sâu nào là bạn nên đi trám cho bé luôn, chủ yếu là giữ răng cho bé cho đến đúng tuổi thay răng. Các răng cối sữa phải 11-12 tuổi mới thay, nếu nhổ quá sớm thì hàm răng của bé sau này càng lộn xộn.
NHA KHOA QUẬN 1 – NHA KHOA XINH XINH
Nha Khoa Xinh Xinh | |||||
|